- Phật bà quan âm hay nhiều người vẫn thường gọi thân thiết là “ Mẹ Quan Âm” bởi không có một ai từ bi, rộng lượng bao dung như “Mẹ” của chúng ta cả. Luôn cứu giúp dân chúng mỗi lúc khó khăn cơ cực vì vậy xứng đáng được xưng tụng là “ đấng tái sinh”. Bởi từ xưa đến nay mỗi lần nhắc đến “ Mẹ Quan Âm” người ta luôn nhớ đến hình ảnh một vị thần có gương mặt hiền từ, ánh mắt thân thiện, nụ cười mỉm hiền hòa bát ái, đứng hoặc ngồi trên “ tọa sen” tay cầm bình “ ngọc lộ”, ánh hào quang phía sau tỏa sáng đi khắn thế gian phù độ chúng sinh thoát khổ thoát nạn, hướng dân chúng làm thiệ tích đức, ăn ở hiền lành chất phát.
- Vì vậy mỗi khi người dân gặp phải khó khăn khổ hạnh như bệnh tật, tai ưng, nghèo khổ, … đều hướng “Mẹ Quan Âm” cầu phước lành, bình an. Quả thật “ Mẹ” như nghe được lời thỉnh cầu đó sẽ giúp người cầu nguyện hóa dữ thành lành, gặp nhiều may.
- Với những hi sinh cao cả và lòng bao dung rộng lớn “ mẹ Quan Âm” rất được dân chúng kính yêu từ già đến trẻ, từ trai đến gái. Vì vậy họ tạc tượng lập đền thờ nhằm nhớ công ơn to lớn ấy, đền thờ thường được đặt ở nơi có vị thế tốt, không khí trong lành, sạch sẽ người dân ngày ngày thấp hương cúng bái. Ngày nay nhiều gia đình nhằm tăng phúc khí cho gia đình đã nhờ thầy thỉnh “ Mẹ” về nhà để tiện cúng bái hơn. Bên cạnh những gia đình thực thiện đúng thì cũng có nhiều trường hợp làm sai, vậy chúng ta cần lưu ý những gì?
Thứ nhất, khi thỉnh “ Phật mẹ Quan Âm” nên được các thầy trong chùa tẩy uế, không dùng từ “ mua về” mà phải dùng từ “ thỉnh về” , đây là điều bất kính đối với các vị thần. Chọn nơi uy tín chất lượng để thỉnh về rữa sạch với nước, dùng khăn sạch lau khô.
Thứ hai, nơi để “ Phật mẹ Quan Âm” phải là chính giữa ngôi nhà nơi trang trọng nhất, trên cao thoáng sạch sẽ, thường xuyên lau chùi dọn dẹp tránh gần nơi ô uế như nhà vệ sinh, phòng bếp.
Thứ ba, cúng mẹ quan âm thường là trái cây, chè,… không được cúng đồ mặn, hằng ngày thấp hương niệm phật, thành tâm cúng bái.